Đau nhức xương khớp toàn thân mọi người cứ nghĩ là chỉ bị ở người lớn tuổi tại vì xương khớp lão hóa theo thời gian. Tuy nhiên, tình trạng này đang có xu hướng “trẻ hóa” (xuất hiện phổ biến ở cả người trẻ tuổi) và nếu để kéo dài, không kịp thời khắc phục thì có thể dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm sau này.
1. Đau nhức xương khớp toàn thân biểu hiện như thế nào?
1.1. Biểu hiện của đau nhức xương khớp toàn thân
Triệu chứng rõ ràng nhất là người bệnh cảm thấy đau nhức xương khớp ở nhiều vị trí trên cơ thể như cổ, vai gáy, lưng, tay, chân,…
Cơn đau xương khớp có thể xuất hiện ở bất kể thời gian nào trong ngày nhưng nhiều nhất vào buổi sáng hoặc ban đêm, hoặc sau khi vận động mạnh, ngồi lâu, đứng lâu… Ngoài ra, một số người còn kèm theo các dấu hiệu khác như mất ngủ, ăn uống không ngon miệng, mệt mỏi…
2. Nguyên nhân của đau nhức xương khớp toàn thân
Nguyên nhân đau nhức xương khớp rất đa dạng nhưng có thể chia thành hai nhóm chính là:
2.1. Do môi trường lối sống
Không gian, điều kiện sống và chế độ ăn uống, sinh hoạt mỗi ngày có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe xương khớp. Cụ thể:
- Thời tiết thay đổi đột ngột: Nhiệt độ, áp suất không khí, độ ẩm… thay đổi bất thường (nhất là khi trời lạnh, áp suất khí quyển tăng, độ ẩm thấp) có thể khiến cơ xương khớp co – giãn mạnh, dịch nhầy trong bao hoạt dịch đặc lại, dẫn tới cảm giác đau nhói, khô khớp.
- Ngồi nhiều, ít vận động: Đây là nguyên nhân gây ra đau xương khớp ở người trẻ, phổ biến ở nhóm người làm công việc văn phòng. Khi ngồi liên tục nhiều giờ liền ở một tư thế, toàn bộ trọng lượng cơ thể dồn lên phần hông, xương chậu khiến cột sống bị khô cứng, đối mặt với nguy cơ thoái hóa, thoát vị đĩa đệm, gai đốt sống, đau thần kinh tọa…
- Vận động sai tư thế: Tuy rèn luyện thể chất giúp cơ thể khỏe mạnh hơn nhưng nếu tập luyện sai tư thế thì sẽ phản tác dụng, gây ra đau cơ xương khớp. Ngoài ra, còn một số tư thế xấu, ảnh hưởng đến hệ xương khớp là ngồi gù lưng, ngồi bắt chéo chân, đứng còng lưng…
- Chế độ dinh dưỡng nghèo nàn: Khi chế độ ăn uống hàng ngày thiếu chất xơ, axit béo Omega-3 (dẫn đến thiếu hụt các loại axit kháng viêm quan trọng như Axit Arachidonic) nhưng lại nhiều muối, nhiều đường, bạn có thể đối mặt với nguy cơ thiếu Canxi (vì đường, muối làm gián đoạn quá trình hấp thu Canxi). Từ đó ảnh hưởng không tốt đến cơ xương khớp sau này, với dấu hiệu đau nhức xương khớp ngày càng rõ rệt.
- Lạm dụng rượu bia và chất kích thích: Những loại chất kích thích, đồ có cồn sẽ tác động không tốt đến quá trình trao đổi chất bên trong cơ thể (nhất là chuyển hóa và hấp thụ Canxi) nên xương khớp trở nên yếu hơn, dễ đau nhức.
- Thừa cân, béo phì: Cấu trúc xương khớp của mỗi người chỉ có khả năng chịu tải một mức trọng lượng nhất định. Vậy nên, người bị thừa cân, béo phì (với trọng lượng cơ thể vượt mức cho phép) sẽ có nguy cơ đau nhức xương khớp toàn thân cao hơn.
- Thường xuyên mang giày cao gót: Khi mang giày cao gót, phần lớn trọng lượng cơ thể dồn về mũi chân nên bạn thường cảm thấy đau nhức mũi chân. Về lâu dài, khớp cổ chân bị ảnh hưởng nghiêm trọng, dẫn đến viêm xương khớp mãn tính và khung xương chậu cũng có nguy cơ lệch sang một bên.
- Thường xuyên căng thẳng/stress: Tâm lý là một trong các yếu tố tác động rất lớn đến sức khỏe xương khớp. Một số người trẻ thường xuyên rơi vào tình trạng căng thẳng kéo dài thì không chỉ mệt mỏi, thiếu sức sống mà xương khớp còn dễ mỏi, đau nhức.
2.2. Do bệnh lý
Đau nhức xương khớp có thể là triệu chứng cảnh báo của các bệnh lý nguy hiểm sau:
- Thoái hóa cột sống: Thoái hóa cột sống là một loại bệnh mãn tính với biểu hiện phổ biến nhất là viêm xương khớp tại khu vực cột sống, gây đau nhức âm ỉ, yếu hoặc tê bì chân tay, cứng cơ lưng và cổ hay vai gáy… Cơn đau do thoái hóa cột sống có thể xuất hiện đột ngột rồi biến mất hoặc kéo dài liên tục trong vài giờ (hay vài ngày) và có thể diễn tiến nghiêm trọng nếu điều trị không kịp thời.
- Thoái hóa khớp: Thoái hóa khớp là một trong những nguyên nhân đau nhức xương khớp thường gặp, xảy ra khi sụn khớp bị bào mòn, không thể che phủ toàn bộ đầu xương khiến các xương cọ xát với nhau khi vận động khớp, gây đau nhức, viêm sưng… Mức độ đau thường tăng lên khi vận động và giảm đi khi nghỉ ngơi; đặc biệt khi thời tiết thay đổi (nhất là khi trời lạnh), cơn đau nhức sẽ trở nên dữ dội.
- Lao xương khớp: Người bị lao khớp (do vi khuẩn lao Mycobacterium Tuberculosis gây ra) có thể thấy đau nhức vì khớp sưng to (nhưng không nóng đỏ), khiến việc đi lại khá khó khăn, khó cúi hay gập người, chân không co duỗi được… Bệnh tiến triển chậm và các triệu chứng nhận biết ban đầu khá mờ nhạt nên rất khó phát hiện, nhưng khi trở nặng lại dẫn đến vô số biến chứng nghiêm trọng như liệt chi, xẹp đốt sống, dị tật về xương…Bệnh gút: Đau nhức xương khớp toàn thân cũng có thể là biểu hiện của bệnh gút, xuất phát từ sự rối loạn chuyển hóa purin trong thận. Điều này khiến thận không thể lọc axit uric từ máu, dần tích tụ lại và tạo thành các tinh thể, tập trung ở khớp gây đau và viêm sưng. Cơn đau nhức xương khớp vào ban đêm là nhiều nhất, với cường độ đau ngày càng tăng, chưa kể kèm theo triệu chứng nhức đầu, sốt cao, mệt mỏi…
- Viêm khớp nhiễm trùng: Đây là tình trạng nhiễm trùng bên trong khớp do vi khuẩn, virus, nấm hoặc các loại vi trùng khác gây nên. Những tác nhân này có thể thâm nhập vào khớp qua chấn thương xuyên thấu qua khớp hoặc theo dòng máu từ bộ phận khác của cơ thể. Viêm khớp nhiễm trùng thường xảy ra khớp gối, đôi khi cũng xảy ra ở khớp vai, khớp cổ tay, khớp mắt cá chân.
3. Cách điều trị của bệnh đau nhức xương khớp toàn thân
Khi cơ thể xuất hiện các cơn đau nhức bất thường, bạn nên chủ động thăm khám sớm để chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh. Tùy theo từng nguyên nhân, bác sĩ sẽ chỉ định những phương pháp điều trị bệnh phù hợp.
Một số cách trị đau nhức xương khớp thường được áp dụng như:
3.1. Sử dụng thuốc
Bác sĩ có thể kê cho bạn một số loại thuốc giảm đau (Paracetamol, Tramadol), thuốc giảm đau và kháng viêm không steroid (Ibuprofen, Naproxen, Diclofenac), thuốc giãn cơ (Coltramyl, Mydocalm)… khi bị đau nhức xương khớp toàn thân. Tuy nhiên, các loại thuốc này chỉ giúp giảm đau tạm thời và khi thuốc hết hiệu lực, cơn đau có thể tái phát trở lại.
3.2. Chườm nóng và lạnh
Chườm nóng hay chườm lạnh cũng là cách giúp giảm các cơn đau nhức xương khớp. Trong đó, chườm nóng sẽ giúp các cơ bị xơ cứng thư giãn, tăng cường lưu thông máu, giảm đau khớp. Chườm lạnh sẽ làm tê cơn đau, giảm sưng viêm và làm mờ các vết thâm tím.
3.3. Châm cứu
Đây là phương pháp sử dụng những cây kim mỏng châm xuyên qua da, vào các huyệt đạo trên cơ thể. Sau đó, dùng tay chuyển động nhẹ nhàng kim châm hoặc dùng dòng điện nhẹ để kích thích. Áp dụng châm cứu đúng cách sẽ giúp cải thiện tình trạng viêm xương khớp, đau thần kinh… và có thể giảm chứng đau nửa đầu, đau đầu do căng thẳng.
3.4. Vật lý trị liệu
Thứ nhất, bác sĩ ứng dụng linh hoạt nhiều trang thiết bị tân tiến nhất ở châu Á như máy kéo giãn giảm áp cột sống DTS, trị liệu vận động chủ động ATM2, tia laser thế hệ IV, sóng xung kích Shockwave, thiết bị giảm áp Vertetrac và Cervico 2000… Nhờ vậy giảm đau nhức xương khớp toàn thân dai dẳng, đẩy nhanh quá trình lành thương cho người bệnh, nhưng hoàn toàn không xâm lấn (như cách phẫu thuật) hoặc có thể ảnh hưởng đến những cơ quan khác (bằng việc dùng thuốc) như trước.
Thứ hai, bác sĩ tận tình hướng dẫn bệnh nhân thực hiện các bài tập phù hợp với tình trạng bệnh lý, sao cho đúng tư thế, đúng kỹ thuật nhất. Qua đó mang lại kết quả giảm đau rõ rệt, tránh gây thêm tổn thương mới cho hệ xương khớp.
3.5. Điều chỉnh chế độ ăn uống
Thay đổi chế độ ăn uống hàng ngày không chỉ giúp giải tỏa cảm giác căng thẳng khi học tập, làm việc mệt mỏi; mà còn giảm thiểu nguy cơ đau nhức xương khớp toàn thân vì thiếu dinh dưỡng. Ngoài có đầy đủ 4 nhóm chất cơ bản (như chất đạm, chất béo, chất bột đường, vitamin – khoáng chất), bạn đừng quên bổ sung những thực phẩm tốt cho hệ xương khớp như giàu Canxi (như cá, trứng, sữa…) và có nhiều vitamin D (như cá hồi, nấm, sữa chua…).
Ngoài ra các bạn có thể tham khảo các sản phẩm bên Đông Dược Hồ Bắc để hỗ trợ sức khỏe